Hemoglobin (Hb) là gì ? Các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm Hemoglobin (Hb)

Các nguyên nhân gây giảm Hemoglobin

Sẽ có rất nhiều người tò mò không biết rằng Hemoglobin là gì. Nó có ảnh hưởng gì đến với sức khỏe của mỗi người. Và các nguyên nhân dẫn đến tăng giảm Hemoglobin ra sao có đúng không? Vậy nếu bạn vẫn còn chưa biết thì hãy nhanh chóng đọc bài viết này để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Hemoglobin (Hb) là gì?

Hemoglobin hay còn được được gọi là huyết sắc tố (viết tắt là Hb hoặc là Hgb). Đây là một protein màu gồm có hai thành phần đó là nhân hem và globin. Trong đó Hem là một sắc tố có màu đỏ. Một phân tử Hemoglobin có chứa 4 nhân hem và chiếm 5% trọng lượng phân tử Hb. Còn Globin là một protein gồm 4 chuỗi polypeptid giống nhau từng đôi một. 

Xét nghiệm Hemoglobin thường dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đa hồng cầu. Và để theo dõi, điều trị các bệnh kể trên. Hàm lượng Hemoglobin được đo bằng chỉ số g/dL.

Hemoglobin là một huyết sắc tố
Hemoglobin là một huyết sắc tố

Đối với mỗi giới tính, độ tuổi khác nhau thì sẽ có lượng Hemoglobin ở mức bình thường không giống nhau:

  • Ở nam giới: nằm trong khoảng thời 13 đến 17,2 g/dL
  • Ở nữ giới: từ 12,1 đến 15,1 g/dL
  • Trẻ sơ sinh: từ 14 đến 19 g/dL
  • Trẻ nhỏ: từ 12 – 16 g/dL
  • Phụ nữ có thai: Nồng độ hemoglobin máu giảm do máu bị hòa loãng
  • Người già: Nồng độ hemoglobin máu tự miễn nhẹ

Các nguyên nhân dẫn đến tăng Hemoglobin

Có một vài nguyên nhân thường hay gặp sau đây dẫn đến tăng Hemoglobin bao gồm có:

  • Máu bị cô đặc do mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn, bỏng
  • Tăng hồng cầu
  • Tiên phát là do bệnh đa hồng cầu nguyên phát hay còn gọi là bệnh Vaquez
  • Thứ phát là có thể do: Sống một thời gian dài ở núi cao, bệnh phổi mạn, hội chứng người béo bệu hay còn gọi là Pickwick. Bệnh tim bẩm sinh với shunt phải và trái. Hemoglobin bất thường hoặc là khối u lành tính, ác tính tiết erythropoietin.
Các nguyên nhân gây tăng Hemoglobin
Các nguyên nhân gây tăng Hemoglobin

Các nguyên nhân dẫn đến giảm Hemoglobin

Một số nguyên nhân mà hay gặp nhất đó là:

  • Hòa loãng máu có thể do suy thận, truyền quá nhiều dịch, xơ gan. Hay còn do hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH). Hoặc cũng có thể là do mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Các bệnh thiếu máu thường gặp:
  • Hồng cầu to: thiếu vitamin B12, thiếu acid folic, suy giáp, rối loạn sinh tủy của người có tuổi
  • Hồng cầu nhỏ: thiếu sắt, bệnh thiếu máu vùng biên, thiếu máu nguyên bào sất
  • Hồng cầu bình thường: tan máu, bệnh lý viêm mạn tính, tổn thương tủy xương, mất máu cấp tính
  • Ức chế tủy xương và các bệnh của máu như bệnh u lympho Hodgkin. Hay bệnh leukemia, u lympho không phải Hodgkin và đa u tủy xương.
  • Các nguyên nhân khác như: bệnh addison, suy dinh dưỡng, van tim nhân tạo. Ngoài ra còn có thấp tim, viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Các nguyên nhân gây giảm Hemoglobin
Các nguyên nhân gây giảm Hemoglobin

Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm Hemoglobin

  • Đặt garot quá 1 phút khi lấy máu để xét nghiệm sẽ khiến máu cô đặc lại
  • Với những người sống ở vùng cao sẽ tăng nồng độ hemoglobin 
  • Người nghiện hút thuốc lá cũng sẽ tăng nồng độ hemoglobin
  • Tình trạng tăng giả tạo sẽ có thể xảy ra khi mà lipid máu và số lượng bạch cầu máu tăng lên. Mất nước nặng hoặc là nồng độ protein huyết tương tăng cao
  • Với các mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu cũng sẽ thay đổi kết quả xét nghiệm
  • Một số loại thuốc làm tăng nồng độ hemoglobin như là Gentamycin, Methyldopa
  • Những thuốc gây giảm nồng độ Hemoglobin là kháng sinh, thuốc điều trị bệnh ung thư, apresoline, aspirin,……

Lợi ích của việc xét nghiệm Hemoglobin

  • Cho phép đánh giá được tình trạng nặng nhẹ của người thiếu máu. Định lượng hemoglobin thường sẽ được thực hiện đồng thời với đo hematocrit.
  • Hemoglobin và Hematocrit thường dùng để đánh giá tình trạng mất máu cũng như đánh giá đáp ứng đối với điều trị tình trạng thiếu máu
  • Là một xét nghiệm hữu ích trong chẩn đoán bệnh tăng hồng cầu
  • Là xét nghiệm không thể thiếu trong:
  • Chẩn đoán tình trạng suy nhược, khó thở, trống ngực hay đau vùng trước tim.
  • Làm bilan trước khi mổ

Vậy dựa vào những thông tin được cung cấp ở phía trên đã cho bạn những thông tin cần nhất về Hemoglobin. Với những thông tin này chắc hẳn đã khiến bạn hiểu hơn về Hemoglobin là gì. Hãy kiểm tra nồng độ Hemoglobin định kỳ để bảo vệ sức khỏe nhé. Green Ocean chúc bạn đọc luôn khoẻ mạnh!

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng các bạn
Đã đến với thế giới tảo xoắn Green Ocean