Hiện nay bởi vì số người mắc và mức độ nguy hiểm của các bệnh lý về tim mạch, huyết áp hay mỡ máu rất lớn. Nên nhận được khá nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Và trong phiếu xét nghiệm về sinh hóa của cơ thể. Ngoài những chỉ số về cholesterol còn có các chỉ số như LDL, HDL,…. Vậy những chỉ số đó là gì? Tại sao cần phải xét nghiệm LDL? Sẽ có rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này. Vì thế hãy theo dõi bài viết sau đây để biết được LDL Lipoprotein cholesterol là gì? Chỉ số LDL trong máu phản ánh điều gì nhé.

Danh mục bài viết
LDL Lipoprotein cholesterol là gì?
Những chỉ số liên quan đến cholesterol thường có trong kết quả xét nghiệm về sinh hóa máu gồm:
- Cholesterol toàn phần với giá trị bình thường là < 200 mg/dL
- LDL (low density lipoprotein cholesterol) là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp và giá trị tối ưu dưới 100 mg/dL
- HDL (high density lipoprotein cholesterol) là lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao và giá trị tối ưu > 60 mg/dL
Cholesterol là một thành phần chất béo được sản xuất từ gan. Và một phần hấp thụ từ thức ăn, một chất mà đại đa số mọi người đều biết. Nhờ vào các dạng lipoprotein mà cholesterol được vận chuyển một cách linh hoạt trong cơ thể.
Và một trong vòng 4 loại lipoprotein của cholesterol gồm có LDL (low density lipoprotein cholesterol). Đây là loại lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp như đã nói ở trên. Ngoài ra nó còn được gọi là “cholesterol xấu”. Vì có vai trò chuyển cholesterol từ gan đến các mô cơ quan của tế bào.
Các bệnh lý về xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim hay là đột quỵ… đều là do lượng LDL tăng lên nhiều làm lắng đọng ở thành mạch. Từ đó tạo thành các mảng xơ vữa và gây ra bệnh.
Ngược lại thì HDL được xem là “cholesterol tốt” vì vận chuyển cholesterol từ các mô cơ quan về gan và thải hết ra ngoài. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe và tránh các nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch và mạch vành nguy hiểm thì chúng ta nên kiểm tra lượng LDL có trong máu. Bằng cách xét nghiệm LDL – Cholesterol sẽ có thể giúp đo hàm lượng LDL trong máu.

Chỉ số LDL trong máu bao nhiêu thì tốt?
Vì là một “cholesterol xấu” nên càng ở mức thấp thì càng tốt. Để nó không gây ra những ảnh hưởng đến chuyển hóa và hệ tim mạch. Nhưng đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ là một chỉ số khác nhau. Vậy hãy cùng xem chỉ số LDL trong máu bao nhiêu thì an toàn nhé.
Đối với người trưởng thành
Với người khỏe mạnh thì nên giữ giá trị tối ưu của LDL ở mức < 100 mg/dL. Với chỉ số ở mức từ 100 – 129 mg/dL thì vẫn được xem là bình thường. Ngoại trừ những người có sẵn bệnh lý về tim mạch từ trước. Hoặc là có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch thì tốt nhất vẫn nên giữ ở mức dưới 100 mg/dL
Với kết quả từ khoảng 130 – 159 mg/dL thì đã ở giới hạn cao. Từ 160 – 189 mg/dL thì ở mức cao. Và mức rất cao là từ 190 mg/dL
Đối với trẻ em
So với người trưởng thành thì giá trị bình thường phải thấp hơn và nên giữ ở mức <110 mg/dL. Từ 110 – 129 mg/dL là ở mức giới hạn cao. Còn trên mức cao là từ 130 mg/dL trở lên.
Chỉ số LDL trong máu cao ảnh hưởng thế nào?
Thông qua những chỉ số vừa được nêu ở trên chúng ta cần giữ lượng LDL đừng tăng quá cao. Vì nếu không nó sẽ tích tụ ở thành mạch cùng các loại chất khác. Gây ra các mảng xơ vữa khiến cho đường kích mạch hẹp lại. Khi mà những mạng này rạn nứt thì gây đường lưu thông máu không còn được trơn mượt như trước.
Và khi mà sự lưu thông máu gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng đến các mạch máu ở tim. Không cung cấp đủ oxy cho tim hoạt động. Sẽ dẫn đến nhiều tình trạng như đau thắt ngực. Nguy hiểm hơn là gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim và có thể tử vong. Ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Như não gây tai biến mạch máu não rất nguy hiểm.
Ngoài việc xét nghiệm LDL thì còn có các loại xét nghiệm mỡ máu thông dụng hiện nay gồm có Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL. Nhờ vào những xét nghiệm này mà bác sĩ có thể chẩn đoán được xem bạn có mắc chứng rối loạn chuyển hóa lipid hay là không.

Một khi mà kết quả xét nghiệm LDL tăng cao cao cùng với các bất thường trong các loại xét nghiệm mỡ máu. Thì có thể chứng tỏ bạn đang gặp các nguy cơ cao về bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, huyết áp thấp, mỡ máu, tiểu đường, tai biến mạch máu não,….. Những căn bệnh này đều nguy hiểm và có khả năng tử vong cao. Nhưng có nhiều người vẫn chưa nhận ra là mình có bệnh hay không.
Vì thế tốt nhất là nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần. Đặc biệt là các người lớn tuổi và ở độ tuổi trung niên. Để được phát hiện sớm và kịp thời để có phương án chữa trị bệnh một cách tốt nhất.
Cách phòng chống LDL tăng cao
Chế độ dinh dưỡng khoa học hay là sinh hoạt lành mạnh của bản thân, cùng với nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nồng độ LDL. Vì vậy hãy thử tìm hiểu những cách bảo vệ để hạn chế lượng LDL trong máu tăng cao nhé.
Chế độ ăn uống
Để duy trì một lượng LDL có trong máu một cách tối ưu nhất. Hãy chuẩn bị cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Vì theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng khá lớn đến chỉ số LDL. Hãy bổ sung những thực phẩm như các loại rau củ quả sạch chứa nhiều chất xơ, ngũ cốc, sữa tươi không đường. Hay là dầu đậu nành, cá, thịt nạc và các đồ ăn ít béo, ít đường khác.
Và thêm vào đó hãy hạn chế đi những loại thực phẩm. Như nội tạng, mỡ động vật, sữa béo, đồ ăn nhanh, bơ, khoai tây chiên, mì gói. Hay là các đồ ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ nữa nhé.

Luyện tập thể dục hợp lý
Không những để duy trì chỉ số LDL mà còn là để bảo vệ sức khỏe thì bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thường xuyên. Hãy tập thể dục 30 phút/ngày và tập một cách đều đặn và tập trung. Luyện tập với cường độ cao ổn định sẽ giúp cho các hoạt động cơ quan trong cơ thể tốt nhất. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Với việc luyện tập thể dục này cũng giúp khá nhiều trong việc giữ được chỉ số LDL duy trì ở mức ổn định.

Từ bỏ thói quen xấu
Loại bỏ đi các thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày chính là một trong những yếu tố quan trọng. Những thói quen như uống rượu bia, hút thuốc lá…. đều cần phải hạn chế và tuyệt đối không nên đụng đến.
- Hiện tượng xơ vữa động mạch sẽ được giảm và bảo vệ giảm cho phối của bạn. Bằng cách bỏ việc hút thuốc lá
- Để giữ chỉ số LDL ở mức ổn định hãy bỏ rượu bia
- Nếu đang thừa cân hãy giảm cân ngay để có thể cân bằng chỉ số LDL về mức ổn định nhất

Trên đây là một số thông tin cần thiết để bạn có thể nhận biết được LDL Lipoprotein cholesterol là gì? Chỉ số LDL trong máu phản ánh điều gì. Qua đó có thể kiểm tra sức khỏe và phát hiện bệnh nếu có kịp thời. Phát hiện được sớm thì sẽ có được những phương pháp chữa bệnh hữu ích nhất. Chúc các bạn có một sức khỏe thật là tốt.