Nghe thiếu máu hồng cầu nhỏ tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ chút nào nha các bạn. Ban đầu có thể chưa gây ra triệu chứng gì rõ rệt. Nhưng để kéo dài thì các cơ quan sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Để biết thêm thông tin về căn bệnh thì hãy cùng mình tìm hiểu khái niệm, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị nhé!
Danh mục bài viết
Thiếu máu hồng cầu nhỏ là gì? Các dấu hiệu
Thiếu máu hồng cầu nhỏ là tình trạng thiếu oxy của các mô và cơ quan cơ thể. Điều này có thể xảy ra là do cơ thể không có đủ hồng cầu, hoặc do các tế bào hồng cầu không chứa đủ huyết sắc tố (hemoglobin). Đây là một loại protein vận chuyển oxy trong máu. Tình trạng thiếu huyết sắc tố sẽ làm cho tế bào hồng cầu có kích thước nhỏ lại và mang ít oxy hơn.
Triệu chứng này ban đầu thường chưa rõ rệt nên rất khó để nhận biết. Khi tình trạng thiếu tế bào hồng cầu bắt đầu ảnh hưởng đến các mô trên cơ thể, giai đoạn này các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ rệt.

Các dấu hiệu của thiếu máu hồng cầu nhỏ không thể xem thường được. Các dấu hiệu phổ biến thường gặp như: khó thở, hay cáu gắt, chóng mặt, da nhợt nhạt, tim đập nhanh, mệt mỏi, hay mất sức,… Các dấu hiệu này có thể nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác, nếu gặp các dấu hiệu như vậy, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. Tiền căn về kinh nguyệt và thời gian mất máu qua đường tiêu hóa. Bệnh lý dạ dày và ruột non (nhiễm helicobacter pylori, vô toan, bệnh celiac, và phẫu thuật giảm béo thường dẫn đến rối loạn hấp thu sắt.
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc là các tế bào hồng cầu có ít huyết sắc tố hơn bình thường và bị nhạt màu. Khi đó, cơ thể bạn có lượng hồng cầu thấp, hình dạng nhỏ và nhạt hơn mức bình thường. Các dạng thiếu máu nhược sắc gồm có:
– Thiếu máu thiếu sắt: Nguyên nhân phổ biến nhất nhất của tình trạng thiếu máu này là do cơ thể thiếu chất sắt. Mất máu chu kỳ kinh hoặc mang thai cũng là một nguyên nhân thường gặp.
– Bệnh thalassemia: bệnh thiếu máu xuất hiện do đột biến gen di truyền, gây ảnh hưởng cho việc sản xuất huyết sắc tố bình thường.

– Thiếu máu nguyên hồng cầu: Bệnh này có thể được di truyền do đột biến gen (bẩm sinh). Nó gây cản trở khả năng tích hợp sắt của cơ thể vào một trong những thành phần cần thiết để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đã dẫn đến sự tích tụ chất sắt trong các tế bào hồng cầu.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ đẳng sắc
Đây là tình trạng thiếu máu nhưng các tế bào hồng cầu có một lượng huyết sắc tố bình thường, màu đỏ không quá nhạt hoặc có màu đậm. Tình trạng thiếu máu đẳng sắc thường thấy ở người bệnh do viêm và bệnh mãn tính: ung thư, bệnh về thận, bệnh truyền nhiễm và bệnh viêm nhiễm.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ ưu sắc
Tình trạng này là tình trạng thiếu máu với các tế bào hồng cầu có nhiều huyết sắc tố hơn bình thường. Nồng độ huyết sắc tố cao làm cho các tế bào hồng cầu có màu đỏ đậm hơn.
Thiếu máu hồng cầu nhỏ có nguy hiểm không?
Bệnh này ban đầu cũng không có gì nguy hiểm, người mắc bệnh cũng cảm thấy bình thường. Nhưng nếu bệnh này để lâu không phát hiện, điều trị kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ở tình trạng nghiêm trọng sẽ gây ra những biến chứng như: vấn đề về phổi, huyết áp thấp, vấn đề động mạch vành, có tình trạng dễ tắc mạch, thậm chí gây tử vong. Chúng ta không thể xem thường căn bệnh này được.
Cách điều trị và ngăn ngừa bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ
Cách điều trị

Để điều trị căn bệnh này thì phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra thiếu máu ở bệnh nhân. Hãy đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và xác định nguyên nhân, họ có thể đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể cho tùy tình trạng bệnh. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
– Chỉ truyền máu trong trường hợp thiếu máu nặng.
– Bổ sung các dạng chế phẩm sắt bằng truyền tĩnh mạch hoặc dung dịch uống, viên nén. Khuyến khích sử dụng thuốc bổ sung sắt dạng uống.
– Phối hợp điều trị theo nguyên nhân.
Cách ngăn ngừa
Bằng cách dùng tảo xoắn spirulina

Như các bạn đã biết thì tảo xoắn spirulina là thực phẩm duy nhất cân bằng và hoàn thiện dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể con người. Trong nó có chứa hàm lượng cao các dưỡng chất cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất… Vì vậy, người sử dụng tảo xoắn thường xuyên sẽ có sức khỏe rất tốt (giảm 80% bệnh tật). Và thiếu máu hồng cầu nhỏ là một trong số bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng tảo xoắn spirulina.
Thiếu máu có nhiều dạng khác nhau. Dạng phổ biến nhất được đặc trưng bởi sự giảm hemoglobin hay các tế bào hồng cầu. Bệnh thiếu máu phổ biến ở người cao tuổi, thường gây ra cảm giác mệt mỏi kéo dài. Phycocyanin là một trong những hoạt chất quý giá có trong tảo xoắn spirulina. Nó làm tăng tỷ lệ các tế bào máu đỏ, thúc đẩy tổng hợp hemoglobin, nâng cao chức năng tạo máu của tủy xương, phòng chống thiếu máu. Bổ sung tảo xoắn Spirulina làm tăng hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu, đồng thời chức năng miễn dịch cũng được cải thiện. Đây là một phương pháp mình khuyên các bạn nên sử dụng.
Một số cách khác
– Có chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các nhóm thực phẩm, lưu ý tới các thực phẩm chứa sắt

– Phụ nữ mang thai cần bổ sung sắt
– Có lối sống lành mạnh, thể dục thể thao thường xuyên và tránh các chất kích thích
– Kiểm soát các bệnh lý có khả năng gây thiếu máu
Trên đây mình đã cung cấp cho các bạn các thông tin về bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ. Bệnh tưởng nhẹ mà nguy hiểm không tưởng. Nếu có dấu hiệu thì hãy đi khám để điều trị kịp thời nhé. Đồng thời kết hợp các phương pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân nhé! Chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào!