Ung thư miệng: nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và các cách phòng chống hiệu quả

Ung thư miệng là một căn bệnh là phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư miệng có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào của khoang miệng như môi, lưỡi, má, lợi, vòm miệng, sàn miệng,…Căn bệnh này đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân gây ra ung thư miệng

Nguyên nhân gây ra ung thư miệng hiện nay vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên có rất nhiều yếu tố được xác định là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

  • Hút thuốc lá: Thuốc lá có liên quan đến hầu hết các ung thư khoang miệng ở nam và hơn nửa số ở nữ. Mọi hình thức sử dụng thuốc lá đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Uống rượu: Uống rượu cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư khoang miệng. Rượu và thuốc lá có tác dụng đồng hợp với nhau. Một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 2-3 lần. Nhưng khi kết hợp lại, chúng có thể tăng gấp 15 lần.
Hút nhiều thuốc, uống nhiều bia rượu gây ung thư miệng
Hút nhiều thuốc, uống nhiều bia rượu gây ung thư miệng
  • Tổn thương tiền ung thư: Tổn thương tiền ung thư hay gặp trong ung thư khoang miệng là bạch sản, hồng sản và xơ hóa dưới niêm mạc. Các tổn thương này tuy chưa phải là ung thư nhưng lại có nguy cơ chuyển thành ung thư khi có các tác nhân sinh ung thư tác động vào.
  • Thoi quen nhai trầu: Người nhai trầu phải có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-35 lần người không có thói quen này. Thành phần trầu bao gồm lá trầu, vỏ cau, vôi, rễ cây… Khi được nhai nghiền, tạo dung dịch màu đỏ. Nó thường đọng lại ở lợi hàm dưới trong quá trình nhai trầu. Miếng trầu cọ xát vào môi, niêm mạc má là lợi hàm dưới. Ngoài ra,có một số người còn thêm một chút thuốc lào chà xát lên răng và lợi hàm. Sau đó bỏ đi hoặc tiếp tục nhai lẫn với miếng trầu. Như vậy, khi nhai trầu niêm mạc miệng phải chịu tác động của cả cơ học và hóa học.
  • Thiếu vitamin A hoặc ß-caroten cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư biểu mô khoang miệng.

Dấu hiệu nhận biết và tác hại bệnh ung thư miệng

  • Trong khoang miệng xuất hiện các vết viêm loét kéo dài. Nó gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc nhai nuốt, trò chuyện hàng ngày.
  • Xuất hiện các đốm trắng, đỏ, mềm xuất hiện bất thưởng trong khoang miệng, lưỡi hoặc vòm họng
  • Có cảm giác khó nhai hoặc nuốt, nói, hoặc di chuyển hàm hoặc lưỡi.
Dấu hiệu viêm loét của bệnh ung thư miệng
Dấu hiệu viêm loét của bệnh ung thư miệng
  • Bị các bệnh liên quan đến cổ họng và thanh quản như khàn giọng, đau họng mãn tính, hoặc thay đổi giọng nói. Ngoài ra, bệnh nhân còn có cảm giác đau nhức, ù tai, chóng mặt, giảm thính lực.
  • Vùng tổn thương thường bị nhô lên như hình súp – lơ. Có thể kết hợp tổn thương loét, và chảy máu. 
  • Tế bào ung thư di căn vào các hạch đầu mặt cổ thường xảy ra sớm. Đặc biệt là những ung thư của lưỡi và sàn miệng. Hạch di căn to dần gây chèn ép đường thở. Nó xâm lấn vào các mạch máu lớn gây khó thở và đau đầu. Trong đó hoại tử gây chảy máu vùng hàm mặt là nguyên nhân dẫn đến tử vong nhanh nhất.

Các triệu chứng này cảnh báo sự xuất hiện của khối u trong khoang miệng. Nó có thể gây nhầm lẫn với các bệnh nhiệt miệng, hay các bệnh về cổ họng khác. Tuy nhiên nếu như các triệu chứng này kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị, phòng ngừa kịp thời.

Cách điều trị bệnh ung thư miệng

  • Ở giai đoạn đầu, khi nguồn bệnh đang còn trong khu vực khoang miệng chưa có hiện tượng di căn sang các khu vực khác. Khi đó có thể để bác sĩ  thực hiện phương pháp phẫu thuật lấy u hạch cổ là thích hợp nhất.
  • Có thể sử dụng phương pháp hóa trị. Tức là sử dụng hóa chất trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm thể tích khối u và hạch.
  • Khi bệnh đã nặng không thể phẫu thuật được thì phải sử dụng biện pháp xạ trị. 

Các cách phòng chống bệnh ung thư miệng hiệu quả

Khám tai, mũi, họng thường xuyên để sớm phát hiện ung thư miệng
Khám tai, mũi, họng thường xuyên để sớm phát hiện bệnh
  • Từ bỏ hút thuốc lá
  • Hạn chế uống nhiều bia rượu
  • Hạn chế nhai trầu
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng
  • Bổ sung vitamin A và ß-caroten 
  • Thường xuyên đi khám tổng thể tai, mũi, họng
  • Bổ sung tảo xoắn chống ung thư miệng. Tảo spirulina giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh ung thư. Sử dụng tảo trong vòng 1 năm với liều lượng 1g/ngày sẽ có thể phục hồi được tổn thương do ung thư gây ra. Đặc biệt hơn nữa là chữa tổn thương niêm mạc miệng. 

Trên đây là những chia sẻ của mình về căn bệnh ung thư miệng, một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm.  Mình hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, tác hại và cách phòng trị bệnh ung thư miệng này. Từ đó, các bạn hãy học cách bảo vệ tốt miệng của mình. Nếu gặp dấu hiệu bệnh kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhất.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chào mừng các bạn
Đã đến với thế giới tảo xoắn Green Ocean